Hiện nay cây Giáng Hương đang dần thay thế các loại cây lâu năm như cây Xà Cừ, cây Bàng... để xuất hiện trên khắp con phố, cảnh quan đô thị cũng như vườn tược. Điều gì thu hút ở loại cây này? Cách trồng và chăm sóc cây thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời thắc mắc đó.
cây giáng hương được trồng trên đường phố Hạ Long rất đẹp
Cây giáng hương hay còn được gọi là cây Đinh Hương – là một loại cây thuộc họ nhà đậu. Đây là một trong những loại cây thân gỗ quý, không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn mang giá trị cao về mặt thẫm mỹ.Cây có dáng thẳng đứng, cao lớn, lại có hương thơm nồng nàn từ những cánh hoa vàng rực nên được ưa chuộng trồng để làm cây cảnh ở công viên, bệnh viện, đường phố. Cây vừa tạo bóng mát, tạo mỹ cảnh cho không gian và đồng thời cũng mang lại không khí trong lành, cải thiện tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng, loại cây này cũng có công dụng chữa bệnh, trong cây có chứa các chất có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường, rễ cây là gia vị phối cùng một số vị thuốc khác có thể dùng để điều kinh, tinh dầu gỗ hương có thể chế biến thành dược liệu quý, dịch đỏ chảy ra từ cây còn có thể sấy khô để trám răng... Vì vậy mà loại cây này đang rất phổ biến trong thời gian gần đây.
Giáng Hương hay cây đinh hương, cây dáng hương,… tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, là 1 cây thân gỗ, thuộc họ Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ, rồi dần dần nhu nhập sang các nước Đông Nam Á. Tại nước ta, cây Giáng Hương được trồng để làm cảnh hoặc lấy gỗ
Theo phong thủy, cây Giáng Hương có khả năng thu hút may mắn, tài lộc và vượng khí. Nhờ đó, giúp công việc lẫn cuộc sống của gia chủ luôn được thuận lợi và thông hanh.
Giáng Hương là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10 – 30m. Vỏ cây có màu xám trắng, bên trong thân cây là mủ nhựa màu đỏ. Cành cây Giáng Hương khá mềm mại, lá có hình lông chim, và chiều dài khoảng 15 – 30cm.loài cây này có màu vàng rực rỡ, tươi tắn, mọc theo từng cụm từ 20 – 30 bông, cùng hương thơm thoang thoảng, dễ chịu. Quả cây Giáng Hương có đường kính từ 5 – 7cm và có 2 – 3 hạt nhỏ nằm bên trong.
Ở Việt Nam, cây Giáng Hương chủ yếu được trồng ở các tỉnh như Kon Tum, Đăk Lăk, Tây Ninh, Gia Lai, cùng 1 số tỉnh ở Đông Nam Bộ khác. Những năm trở lại đây, cây Giáng Hương ngày càng được dùng làm cây cảnh để trồng trong sân vườn phổ biến.
Dựa vào chủng loại, có thể phân Giáng Hương thành 2 loại đó là cây Giáng Hương nhà và cây Giáng Hương rồng. Nếu xét theo lợi ích thì loài cây này cũng có 2 loại đó là cây Giáng Hương khai thác và cây Giáng Hương công trình.
Cây giáng hương được trồng ven đường trong tự nhiên
Không phải tự nhiên mà Giáng Hương ngày càng được trồng phổ biến ở nước ta. Một số công dụng tuyệt vời của loài cây này phải kể đến như:
Nhờ vào vẻ ngoài ấn tượng và màu hoa rực rỡ của chúng mà ngày nay, Giáng Hương thường được trồng trong sân vườn, khuôn viên đô thị, công viên,… để giúp không gian trở nên ấn tượng và có điểm nhấn hơn. Không chỉ vậy, cây Giáng Hương to còn mang đến bóng mát và không khí trong lành cho con người.
Trong Đông y, người ta sử dụng hầu hết tất cả các bộ phận của Giáng Hương để làm thuốc như sau:
Vỏ cây Giáng Hương là nguyên liệu để bào chế ra các loại thuốc trị bệnh tiểu đường.
Rễ cây xuất hiện trong các vị thuốc điều hòa khí huyết, bổ máu và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
Hoa cây Giáng Hương được tinh chế thành tinh dầu, có trong nhiều loại nước hoa hiện nay.
Nhựa cây Giáng Hương màu đỏ nên có thể được dùng làm thuốc nhuộm răng, nhuộm quần áo hay nhuộm tóc.
Gỗ của cây Giáng Hương được đánh giá là có giá trị kinh tế cao. Bởi loại cây này có thớ gỗ mịn, cứng cáp, không bị nứt hay giãn nở do nhiệt nên vô cùng bền bỉ với thời gian. Chính vì thế, người ta thường dùng gỗ cây Giáng Hương để đóng bàn, giường ngủ, tủ, ghế,… hay các món đồ nội thất trong nhà, mà không lo nhanh bị hỏng.
Hoa giáng hương nở đẹp
Cây Giáng Hương không hề khó trồng hay chăm sóc, nhưng nếu bạn muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, thì nên làm theo những hướng dẫn dưới đây:
Có 2 cách trồng cây Giáng Hương phổ biến nhất hiện nay đó là:
Cách trồng cây Giáng Hương
Trồng cây giáng hương không quá phức tạp; tuy nhiên cần chú ý đến một vài nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trồng loại cây này như:
Dọn vệ sinh khu vực trồng cây giáng hương. Khi trồng cây trên vỉa hè, đường phố phải có biển báo để không gây tai nạn cho người tham gia giao thông.
Dựa vào bản vẽ kỹ thuật để xác định vị trí trồng cây giáng hương. Đóng cọc để xác định vị trí trí đào hố.
Đào hố trồng cây: Đào hố theo đúng tiêu chí kỹ thuật; kích thước hố đào phải lớn hơn kích thước bầu cây 30 – 40 cm. Miệng hố phải lớn hơn đáy hố để thuận tiện cho việc cho cây vào và lấp đất.
Lưu ý: Đối với việc trồng cây giáng hương tại các công trình có các đường dây điện, đường ống ngầm… phải hết sức cẩn trọng. Tốt nhất nên nghiên cứu thật kỹ bản vẽ hạ tầng hoặc làm việc với người phụ trách về hệ thống ngầm để tránh những thiệt hại không mong muốn.
Việc tập kết cây giống tùy thuộc vào quy mô cũng như yêu cầu của từng công trình
Tiếp theo kiểm tra lại hiện trạng các bầu cây xem có bị bể vỡ hay không; bước này được thực hiện tại vườn trước khi mang tới công trình.
cây hoa giáng hương của vườn thiết kế cảnh quan Hạ Long
Hỗn hợp này gồm xơ dừa, tro trấu, phân bò, phân vi sinh tỷ lệ hỗn hợp như sau 50% sơ dừa + 30% tro trấu + 15% phân bò + 5% phân vi sinh.
Lưu ý: Đối với những nơi bị ngập nước thì nên hạn chế sử dụng sơ dừa và tro để tránh làm cho cây luôn bị úng nước. Thay vào đó sử dụng cát san lấp trộn thêm phân bò, phân vi sinh để hố trồng cây nhanh thoát nước. Hỗn hợp được đảo đều với lớp đất mặt trước khi cho vào hố.
Trồng cây là công đoạn rất quan trọng. Nếu cây có kích thước nhỏ thì việc vận chuyển cây trồng đơn giản, còn đối với cây có kích thước lớn phải sử dụng xe cẩu thì phải cẩn thận tránh va đập làm bể bầu cây.
Tiến hành xé bầu và đặt cây vào đúng vị trí hố trồng. Sau đó tiến hành lấp đất cùng hỗn hợp đã trộn.
Khi cho hỗn hợp vào được 2/3 hố tiến hành tưới đẫm nước và tiếp tục cho đất tiếp. Chôn bầu cây bằng hoặc cao hơn mặt đất 1 – 2cm. Tạo bồn quanh cây trồng để thuận tiên cho việc tưới nước.
Sau khi trồng xong tiến hành chống cây, thường thì sử dụng 3 cây chống nhưng với cây có kích thước lớn hơn thì sử dụng 4 cây. Cây chống thường ở độ cao 2/3 cây chiều cao của cây trồng.
Sau khi trồng xong tiến hành tưới thuốc kích thích rễ quanh gốc và duy trì việc tưới thuốc 1 lần/tuần.
cây hoa giáng hương của vườn thiết kế cảnh quan Hạ Long
Một tuần sau trồng, cần phải tiến hành kiểm tra tình trạng của cây, để kịp thời có giải pháp ứng biến với các trường hợp xấu như: cây chết… đảm bảo đúng tiến độ của công trình.
Sau một tháng cần phải tiến hành làm cỏ, ở việc làm cỏ phải chú ý cẩn thận tránh làm cho cây bị chết. Ngoài ra, hàng năm theo định kỳ cứ 6 tháng phải làm cỏ, bón phân và vun gốc một lần.
Mặt khác, nếu như phát hiện cây giáng hương mắc sâu bệnh thì cần phải tiến hành chăm sóc và chữa trị cây ngay để tránh lây lan sâu, bệnh trên nhiều cây khác.
Cây Giáng Hương trồng không phức tạp tuy nhiên, bạn cần nắm rõ kỹ thuật trồng để cây không bị chết.
Cách chăm sóc cây Giáng Hương
Đối với loại cây này, tùy vào từng thời điểm mà chúng ta có cách chăm sóc khác nhau. Có 2 thời điểm đáng lưu ý trong chu trình sinh trưởng của cây đó là cây còn nhỏ (lúc mới trồng đến cây 12 tháng) và cây đã lớn (từ 12 tháng trở lên)
Đối với cây con, bạn nên tưới nước đủ, làm ẩm đất vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn. Khi cây nhỏ thì tưới mỗi ngày 2 lần, mỗi lần tưới khoảng 2 – 3 lít/m2. Khi cây đã lớn, mỗi ngày tưới 1 hoặc 2 lần, mỗi lần tưới khoảng 4 – 5 lít/m2. Khoảng 15 ngày sau khi trồng, bạn nên làm cỏ, phá váng để ngăn cản cỏ dại.
Khi cây con sinh trưởng đến lúc có chiều cao 10 – 15cm, bạn hãy tiến hành đảo bầu để tránh trường hợp rễ của cây phát triển xuyên qua túi bầu. Bạn hãy sắp xếp những cây có cùng chiều cao ở cạnh nhau để dễ dàng trong việc chăm sóc và bón thúc.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần bón thúc cho những cây Giáng Hương sinh trưởng kém bằng cách phun Urê hoặc Sunfat đạm với liều lượng 0,25 gram, hoặc phân NPK 16-16-8 pha loãng 1%. Một lưu ý cho bạn đó là sau khi bón thúc thì phải tưới lại bằng nước.
Ngoài ra, trước khi xuất vườn 2 – 4 tuần, nên ngừng hẳn việc tưới phân và giảm lượng nước khi tưới để kìm hãm cây lại, giúp cây con quen dần với điều kiện khó khăn khi đem trồng thực tế. Thời gian nuôi cây con trong vườn ươm cây là 8 – 12 tháng, cây con đạt chuẩn có chiều cao 30 – 45cm, đường kính cổ rễ 5 – 6mm thì có thể xuất vườn để trồng.
cây hoa giáng hương của vườn thiết kế cảnh quan Hạ Long
Vì là một loại cây tự sinh trưởng tốt trong điều kiện môi trường ngoài trời nên bạn không cần phải chăm sóc tỉ mỉ cho cây Giáng Hương. Tuy nhiên, cứ 6 tháng 1 lần bạn nên làm cỏ, bón phân và vun đất gốc cây một lần. Bạn có thể bón phân theo liều lượng 100gram phân NPK một lần bón và chỉ bón phân trong 3 năm đầu.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên bạn đã nắm được một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Giáng Hương – một loại cây không chỉ làm đẹp cho không gian mà còn tạo nên mùi hương đặc trưng cho nơi ở của mình.
Chia sẻ bài viết:
Facebook: CTY Thiết Kế & Thi Công Cảnh Quan HẠ LONG
Website: https://thietkethicongcanhquanhalong.com/
Cơ sở Giao dịch trực tiếp:
+ Cơ sở 1: Tổ 2 - Khu 1, Lô 55 Phường Hùng Thắng, TP. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
+ Cơ sở 2: Tổ 6 - Khu 8, Phường Hồng Hà, TP. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
+ Cơ sở 3: Số 55, Chân cầu Khe Mai, Phường Nam Khê, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
+ Cơ sở 4: Đường Hùng Vương, Phường Ka Long, TP. Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh